- 02/07/2020
- QUIZZ DU LỊCH
Con kênh dẫn nước nào ở nước ta dài 87 km?
( Góc thông tin)
1/ Chuyển đổi theo hệ đo lường ngày nay, thì kênh có chiều dài là 87km, 340, rộng 30 m, độ sâu trung bình khoảng 2,55m.Kênh Vĩnh Tế Được đào trong 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi công vào tháng 12 (âm lịch) năm 1819 đến tháng 3 (âm lịch) năm 1820 thì tạm dừng. Giai đoạn 2: Từ tháng 2 (âm lịch) năm 1823 đến tháng 4 (âm lịch) năm 1823. Giai đoạn 3 (tức giai đoạn cuối): Từ tháng 2 (âm lịch) năm 1824 đến tháng 5 (âm lịch) năm 1824.
2/ Kinh Vĩnh Tế là một con kênh chảy qua địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nó vừa là sông, tiện cho giao thông vận tải, vừa làm sạch phèn, đưa nước ngọt vào tưới cho một diện tích lớn trồng cấy ở Châu Đốc – Hà Tiên. Kinh dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc – Hà Tiên nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, đây là một con kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ.
3/ Triều Nguyễn: Kênh Vĩnh Tế được đào dưới thời nhà Nguyễn, trải qua hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Theo sách Quốc Triều sử toát tất yếu của nhà Nguyễn, kênh được đào từ năm 1819 đến năm 1824.
4/ Danh tướng Nguyễn Văn Thoại đảm nhận nhiệm việc tổ chức đào kênh Vĩnh Tế trong cả 3 giai đoạn từ năm 1819 – 1824.
5/ Để ghi nhớ công lao, sau khi kênh được đào xong, vua Minh Mạng cho đặt tên kênh theo tên của một người vợ tướng Nguyễn Văn Thoại là bà Châu Thị Vĩnh Tế ( Châu Thị Tế) người đã tận tụy giúp chồng trong việc đào kênh.
6/ Đà Nẵng: Nguyễn Văn Thoại là danh tướng của vua Gia Long. Ông quê gốc ở làng An Hải (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng ngày nay).
7/ Năm 1818, ông thiết kế và đốc suất dân binh đào kênh nối từ rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với Giá Khê (Rạch Giá) dài 30km. Khi đào xong thì vua Gia Long đễ vinh danh những đóng góp của Ông đã cho phép ông lấy tên mình để đặt cho tên kênh (kênh Thoại Hà).