Ẩm thực chỉ có ở Hà Tây xưa

Đã gần 10 năm từ khi toàn bộ địa giới của Hà Tây cũ được sáp nhập vào Hà Nội. Thế nhưng những giá trị văn hóa, những nét đẹp tinh tế và riêng có trong ẩm thực vẫn là niềm tự hào đầy trân trọng của mỗi người dân xứ Đoài xưa

1. Rau sắng

“Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa…”

(Rau sắng chùa Hương – Tản Đà)

Thứ rau ở đất Phật Hương Sơn từ lâu đã được gần xa biết đến như một sản vật đặc sắc mà dân dã. Rau sắng dây thường leo trên các lùm cây cao, trên đỉnh hay bên vách núi, để kiếm được người dân Hương Sơn phải trải qua đoạn đường núi dốc, quanh co, thậm chí phải khéo léo trèo từ ngọn cây này sang ngọn cây kia.

Lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Rau sắng chứa rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can-xi gây loãng xương và sỏi thận.

Rau sắng được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp. Những người mới ốm dậy hay phụ nữ vừa qua cơn vượt cạn mất sức, nếu có bát canh rau sắng thơm ngon, bổ dưỡng thì rất quý.

2. Mơ Hương Tích

Khi có dịp đến chùa Hương vào mùa trẩy hội hãy chọn loại mơ Hương Tích về ngâm đường. Sau khi cái nóng hè gay gắt đến thì bạn đã có một bình nước mơ chua ngọt, thơm lừng giải nhiệt cho cả gia đình. Món đặc sản chùa Hương này có nhiều loại, trong đó loại mơ có màu vàng, quả nhỏ, đầu nhọn, thịt dày và mùi thơm đặc biệt là ngon nhất.

3. Nem Phùng

Nem Phùng nếu tính tuổi chắc cũng đến 100 tuổi, món ăn bình dị, đậm hương vị quê hương đồng nội đã đi sâu vào trong tâm trí của những thực khách từng một lần thưởng thức nem Phùng. Tiếng lành đồn xa, cha truyền con nối, tiếng thơm lại nối tiếp tiếng thơm; để rồi mỗi lần nhắc đến quê hương người gái đảm Đan Phượng là một lần người ta thì thầm với nhau rằng: “ở đó có đặc sản Nem Phùng”.

4. Thịt quay đòn

Tới làng cổ Đường Lâm, bên cạnh việc thăm thú làng cảnh hữu tình, du khách đừng quên nếm thử hương vị đậm đà của món thịt quay đòn trứ danh của người dân nơi đây. Món đặc sản thịt quay đòn của làng Đường Lâm không chỉ nổi tiếng về hương vị khác biệt mà còn bởi phương cách chế biến cầu kỳ và độc đáo.

Toàn bộ quá trình từ khi đem nướng tới lúc có thành phầm mất khoảng 6 tiếng. Trong suốt thời gian này đều cần phải có thợ đứng bếp, vậy mới thấy hết sự cầu kỳ của món ăn đặc sản làng cổ. Thịt quay bì phải giòn, phồng lên, lúc này, người đầu bếp dùng một chiếc xiên bằng tre đâm lỗ ở bì tới khi nổ lốp đốp là được.

5. Chè củ mài

Chè củ mài cũng là món ăn đặc sản của vùng núi Chùa Hương. Người dân làng Yến Vĩ khi đến ngày lễ Phật Đản (19/2 âm lịch) thường có tục lệ nấu chè củ mài với mật ong để cúng Phật. Du khách trẩy hội chùa Hương thường mua củ mài về làm quà để sau đó thưởng thức hương vị chè củ mài.

6. Giò chả Ước Lễ

Thôn Ước Lễ (xã Tân Ước, Thanh Oai, Hà Tây) cách Hà Nội khoảng 30 km về phía tây nam. Thôn chỉ rộng khoảng 1km vuông, với gần 450 hộ dân. Người Ước Lễ không nhớ rõ nghề làm giò, chả quê mình có từ khi nào, chi biết rằng tiếng chày giã thịt nghe đã quen thuộc khi họ còn tấm bé.

Giò Ước Lễ khác hẳn với giò của những nơi khác. “Xanh ở vỏ ngoài, hồng ở nhân trong, có nhiều lỗ nhỏ. Miếng giò ăn ngon, giòn, không bị bã. Ðặc biệt là giò Ước Lễ không bao giờ pha bột, có lẽ vì vậy mà luôn được khách hàng tín nhiệm.