- 16/06/2020
- ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG
- Tags: bánh bèo, bánh canh Nam Phổ, bánh huế, bánh khoái, bánh ram ít, Bánh xèo cá kình, chè Huế, đặc sản, Đặc sản ngon, món ngon
Những món ăn ngon xứ Huế (phần 2)
Tiếp tục khám phá những món ngon của cố đô Huế cùng Rong Chơi trong phần 2 này nhé các bạn!
1. Bánh Khoái
Đến Huế mà không thưởng thức bánh khoái thì sẽ thật là thiếu sót cho bạn. Người Huế gọi tên loại bánh này là “khoái” để miêu tả sự sung sướng khi thưởng thức đặc sản này. Món ngon này được làm từ bột gạo xay với trứng gà, bột nghệ. Nhân bánh được chế biến từ thập cẩm giá sống, giò, tôm và đôi khi là cá kình. Ăn kèm là rau sống gồm vả, chuối chát, khế thái lát và không thể thiếu nước lèo, một loại nước tương đặc biệt của xứ Huế, giúp làm nên hương vị món ăn. Đến Huế, bạn có thể ghé quán Lạc Thiện ở Tứ Thượng để thưởng thức bánh khoái được mệnh danh là ngon nhất kinh kỳ.
2. Bánh Huế
Bánh bèo: Món ăn đầy tinh tế của người dân xứ Huế này có thể tìm thấy ở bất cứ đâu quanh đất cố đô. Bánh bèo được để trong các chén nhỏ, rắc tôm thịt, ăn với nước mắm ớt rất ngon.
Bánh ram ít: Cùng với bánh bèo, bánh nậm, ram ít là linh hồn của thiên đường ẩm thực xứ sở này. Là một món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ thời xưa, bánh ram ít trở thành đặc sản hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị dẻo thơm, đậm đà vị ruốc tôm mỡ hành.
3. Bánh canh Nam Phổ
Không được bán nhiều như cơm hến hoặc bún bò, nhưng bánh canh cua của người làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) vẫn được lòng nhiều du khách. Món ăn có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm. Tại Huế, các quán ăn đều có hẳn một tô nước mắm ớt đặc trưng để ăn kèm. Thực khách có thể tự tay thêm thắt theo khẩu vị.
Địa chỉ gợi ý: quán ăn trên đường Phạm Hồng Thái hoặc Nguyễn Công Trứ.
4. Bánh xèo cá Kình làng Chuồn
Làng có tên gọi chính thống là làng An Truyền, còn làng Chuồn là tên gọi thân thuộc của người dân địa phương. Nơi đây thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, cách TP Huế hơn 10 km.
Thực khách nên mua cá tại bến đầm Chuồn vào sáng sớm 6:00 để có được cá tươi. Ngoài cá, có thể mua thêm tôm, mực để đa dạng các loại nhân cho món bánh. Mua xong, thực khách di chuyển vào chợ cách đó khoảng 500 m để bắt đầu công đoạn “đổ bánh xèo”.
Vào trong chợ, bạn dễ dàng tìm thấy những gánh “đổ bánh thuê” đơn sơ của các dì (cô), các mệ (bà) bán hàng lâu năm. Đầu tiên họ lấy lá chuối chấm quét dầu lên lòng chảo., đợi dầu sôi họ bỏ cá kình vào chảo, đổ lớp bột bánh mỏng, sau đó rải thêm giá đỗ và hành bên trên rồi đậy vung lại, tiếp tục làm bánh khác. Trong khoảng 3 phút, người đổ bánh xèo quay lại lật bánh đầu tiên để chín giòn 2 mặt, sau đó đậy nắp lại thêm khoảng 2 phút nữa là có thể thưởng thức bánh.
5. Chè Huế
Có câu nói: Nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.
Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính nét đặc trưng của đặc sản xứ Huế. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc… Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành.