Cánh Đồng Điện Gió Bạc Liêu

Tỉnh nào có cánh đồng điện gió trên biển duy nhất ở Việt Nam?

[Góc thông tin]

Câu 1: Cánh đồng điện gió trên biển duy nhất của Việt Nam nằm cách TP.HCM gần 300 km. Công trình này được xây dựng từ năm 2010 và nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Khu vực cánh đồng điện gió có 62 cột turbine. Những cột trụ cao 80 m, đường kính 4 m, nặng trên 200 tấn. Khi nhìn từ xa, toàn cảnh cánh đồng điện gió lẫn giữa trời xanh và gió biển tạo khung cảnh tựa trời Âu. Tuy nhiên, nó lại nằm ở tỉnh Bạc Liêu của Việt Nam.

Câu 2: Tỉnh Minh Hải được thành lập năm 1976 trên cơ sở sát nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Minh được đại diện cho rừng tràm U Minh Hạ ở Cà Mau, còn Hải là chỉ cả 2 tỉnh này đều giáp biển Đông. Ngoài ra, Minh Hải còn có nghĩa là vùng “biển sáng” – thể hiện quyết tâm đưa vùng này phát triển hơn nữa. Đến năm 1996 thì Quốc Hội quyết định chia tỉnh Minh Hải lại thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cho đến nay.

Câu 3: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh ngày 22/12/1890 tại xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ (nay là Huyện Châu Thành), tỉnh Long An. Đến năm 6 tuổi, ông theo cha đến Bạc Liêu sinh sống và phát triển sự nghiệp nghệ thuật tại đây. Ông sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang” trong những năm 1917 – 1919, sau nhiều biến tấu đã trở thành bài “vọng cổ” đầu tiên. Ông mất ngày 13/8/1976 tại TP.HCM.

Câu 4: Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật tại tỉnh Bạc Liêu thường được biết đến với tên gọi “nhà hát 3 nón lá” bởi thiết kế ấn tượng. Hình ảnh 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam đặt hướng mái vào nhau tạo khung cảnh độc đáo, thu hút du khách ghé thăm và check-in.

Câu 5: Mẹ Nam Hải là tượng Phật Bà Quán Thế Âm cao 11m, tọa lạc tại bờ biển Bạc Liêu. Bức tượng được quay mặt ra biển nhầm cầu an cho những người đi biển, mong Phật Bà phù hộ cho những người đi đánh bắt xa bờ được về nhà an toàn. Ngày 22 và 23 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Lễ Hội Quán Âm Nam Hải, được đông đảo tín đồ khắp nơi về chiêm bái – đây là lễ hội Phật Giáo lớn nhất miền Tây Nam Bộ.

Câu 6: Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuât văn hoá được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911. Có niên đại từ thế kỷ 9, nhiều cổ vật trong lòng đất xung quanh tháp ở Bạc Liêu đã phát lộ trong các lần khai quật nhưng chưa được công bố.